Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

DAY 3: The modern poetry movement in the beginning of 20th century in Vietnam

“At the beginning of the 20th century, contact with the Western world, and the adoption of the Romanized national writing system (chu quoc ngu) brought about the unsettling and collapse of the solid cultural, social and literary traditions of our country. Everyday life as it impinged on outward manifestations, emotional responses and inner thought processes underwent a radical transformation among the population. Writers and poets suddenly realized they had to break free from the narrow Confucian tenet of "literature as a vehicle of virtue," and from the rigid demanding rules of prosody, especially those of the Duong model, to allow the flowering of vitality, authenticity, and richness in inspiration and expression. This realization is at the root of the new movement in poetry.” ( by Vo Thu Tinh – in “Phong trào thơ mới: Cuộc cách mạng thi ca đầu thế kỷ XX”, translated by Thomas D. Le at http://thehuuvandan.org/newpoete.html)

The following poem, which has stolen many Vietnamese hearts, is one of the best in thousand of poems created in the modern poetry movement. Disappointedly, it is not taught in the official literature education in Vietnamese schools. One fun fact, though, generation after generation, thousands of people have been on search for the poet T.T.K.H, after the poem was published in 1937. But nobody seems to be successful.

Hai sắc hoa Tigon – TTKh

"Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn,
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn.
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu thương.

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng,
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly.
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!"

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương?
Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ.
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi.
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng một người.

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết,
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa,
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một muà thu trước rất xa xôi,
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu…
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng."

And this is a translation by Huynh Sanh Thong

"Two Colors of The Antigonon Flowers

One autumn, at each sunset, long ago,
I'd pick up fallen leaves and feel no grief.
As twilight faintly tinged my locks of hair,
I'd wait for him to come and bring me love.

He'd sit there coldly gazing into space,
at the long road that led so far away,
wrapped up in twilight while his hand would wave
those tendrils with white flowers near his heart.

He'd often stroke my hair and heave deep sighs
when he saw me so gay, untouched by cares.
He'd say, "These flowers look like broken hearts
I fear our love is doomed to this same fate."

But at the time I didn't understand
that they meant parting, all those tattered flowers.
I'd laugh and say, "These white antigonons
must represent our pure, untainted hearts!"

How could I know that once he'd gone away
his absence would destroy our love of old?
With him so far away, I felt no joy
on that day when firecrackers strewed the street.

Since then, as autumn comes and autumn goes,
my heart has frozen in an endless frost.
My husband knows that I still yearn for him
and treat me with indifference and neglect.

I am still walking on the fringe of life,
beside my husband and his lack of love.
And as each autumn's dying, dying off,
the shadow of a man still haunts my heart.

In my sad moments, I read novels now,
find women likened to some fallen flowers,
but red ones, those which look like broken hearts
and wear the crimson color of real blood.

When I recall the words he said to me
one autumn long ago, so long ago,
I grasp their meaning now, but it's too late
I've erred and thrown away my love of old.

I so dread autumn eves when sunshine blurs,
those autumn eves when bright flowers fall
on the horizon swept by chilly winds,
he's waiting by the river for his boat.

If he should learn that I am married now,
O Heaven, would he feel betrayed and grieve?
And would he secretly think of all those flowers
which look like broken hearts, are red as blood?"

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Day 2: Chinese-Vietnamese, “Chữ Nôm”, and the ‘apogee of literature’ in 18th and 19th century in Vietnam.


Written poetry in Vietnam has been performed in three languages: chữ nho, chữ nôm và chữ quốc ngữ. Hard to admit, but nowadays, it is challenging to find somebody who can read an old book in chữ nôm. And young Vietnamese people can no longer read old written sources of their ancestors.

The following is a description of the three languages, found from an online source: http://thehuuvandan.org/chunom.html
“1. The chu Hán or chu nho (the script of the Hans or script of scholars): This is the Chinese writing system, which was imposed on the Vietnamese people by the Chinese conquerors as the official language. The Chinese characters took on a Vietnamese pronunciation, based on the Chinese speech of the 10th century. For almost nine centuries of independence between 938 and 1814, and even during to the first thirty years of French domination (1884-1917), Vietnamese kings continued to adopt the chu nho as the official script.
2. The chu nôm (the Vietnamese script, nôm = nam),called demotic script by some authors, was the script of the people. Derived from the Chinese stock and principles of word formation, the chu nôm was invented by scholars around the 13th century to reduce Vietnamese speech to writing.
3. The chu quôc ngu (the national script), created by Western missionaries to preach the Catholic religion to Vietnam during the 18th century, was a phonetic representation of Vietnamese speech using the Latin alphabet. From 1917 on, with the encouragement of French authorities, the chu quôc ngu and Vietnamese ascended to their rightful place as the official script and language of Vietnam.
In contrast to the chu nho, which was used to write Chinese sentences, the chu nôm and the chu quôc ngu represented the speech of the Vietnamese people. From this fact one can conclude that only the chu nôm and the chu quôc ngu are the true national scripts.
…It was only during the 15th century that chu nôm began to assert itself, notably with the Hong Duc Quoc Âm Thi Tap (Anthology of poetry in the national language in the Hong Duc period), and the Quoc Am Thi Tap (Anthology of poetry in the national language) by Nguyên Trai. During the 18th century the literature in chu nôm continued to perfect itself, and to develop in different genres: poetry, tales, and above all, novels in verse (truyen).”

Today I want to introduce a poem about the sorrows of war, seeing through a woman’s eyes (just because so many people that I met outside Vietnam can’t resist to ask me the question about Vietnam war). Just kidding, sorry!
 
“Chinh Phụ Ngâm”, or “Lament of a warrior’s wife” is a poem first written in Chinese by Dang Tran Con and was translated into Chữ Nôm by Doan Thi Diem at the end of 18th century. I can say that the poem is a happy wedding between Chinese and old Vietnamese languages. This is the first part of it.

“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ.
Áo nhung trao quan vũ từ đâỵ
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào.
Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.”


And a good translation version by Borrowes William D.


“When dusty winds of war rise on the earth
Young wives' cheeks of rose are blanched with fear.
Oh sky above, so blue, so deep,
Tell me who is to blame for these misfortunes.
Beyond the Great Wall the war drums tremble in the moonlight ;
Over Cam-toan Mountain the signal fires redden the clouds.
Out through the nine Imperial gates the precious royal sword
Is brought to the hand of the general;
Late at night, the Imperial edict fixes the day of war.
Three hundred years our ancient land had peace,
But now the mandarins leave in battle dress
And early morning sees the royal envoy
Leading on the road into the distance.
When the people's sacred rights are threatened
Individual thoughts are disregarded.
Carrying bow and quiver, warriors hurry on the roads,
Wives and children accompanying them awhile with troubled hearts.
The fluttering banners and the rolling drums in the distance
Make poignant the sadness mounting to the frontiers ;
Make poignant the sadness awakening in the boudoirs.
You, my love, young and scion of a race of heros,
Put down your writing brush
To follow along the path of sword and bow.
You hope to offer the enemy fortress before the Dragon Throne ;
You resolve, mercilessly to destroy the barbarous
Enemy with your sword.
The noble ambitions of youth are these :
To be buried in a horse's skin one thousand leagues from home
To lift Thai-son Mountain and put it down again
As lightly as fall the feathers of the wild goose ;
To say goodbye to families and leave
Bearing armor and accoutrements of war.”

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Vietnamese Poetry - Day 1 - Oral poetry tradition.

Even though poetry and literature is not my expertise, but inspired by Minh Khai Mai-Thi and her interest in Vietnamese poetry, I spend the last week of June to study about Vietnamese poetry and want to introduce some of my favorite poems.
 
DAY 1: The Vietnamese oral poetry tradition.

“The oral poetry tradition is purely native. Older even than the linguistic separation of the Muong and Vietnamese languages 1,000 years ago, the oral poetry tradition probably has its origins in the agrarian prayers common to the prehistory of the Mon-Khmer language family. The oral poetry, still sung today in the countryside, remains a strong influence.” (John Balaban)

One of the folk poetry that most of Vietnamese know by heart and can recite precisely the first six lines is the following poem.

Tát Nước Đầu Đình
"Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm
Giúp em đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau."

I grew up with this poem which was in the form of a song sung by my mother. I found a nice translation version of the poem online (https://taobabe.wordpress.com/2012/12/31/tat-nuoc-dau-dinh/)

Water Fetching
"Last night when fetching water
I left my shirt on a lotus flower
If you should find it, please return
Unless you make it your concern
My shirt, it has a tear
For lack of wife, or mother to repair
My shirt, still torn, and still I wear
Would that I find someone who cares
Repay the debt, on this I swear
That when she marries I will send
To help her with a ton of sweet rice
With suckling pig, and jugs of wine
To help her get to bed and then
with coverlets for her body,
and jewels for her hair
I’ll help her with her dowry fare
With wedding costs, areca nuts and betel ware."

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Mosjøen



Xe đi đến ngày thứ hai thì tới khu cắm trại Apnes Camping của Mosjøen. Chỉ có cái tên “thiên đường của hạ giới” mới xứng với cảnh sắc của thung lũng này. Và tất nhiên, thiên đường quả có cái giá thật đắt. Chúng tôi đã phải trả đến 320kr (40E) cho một chỗ nhỏ để đậu xe. Trong khi vừa mới hôm qua thôi, một chỗ đậu xe tại thị trấn Åsen chỉ có 80kr. Đã tính lái xe đi tìm chỗ khác hợp lý hơn, nhưng nhìn thấy ánh mắt tiếc nuối về một thiên đường sắp biến mất của tôi, những người đồng hành đã không nỡ phũ phàng. Thế là cắn răng chia nhau cái thiên đường căng tràn ánh hoàng hôn ấy. Cả thung lũng rực hoa vàng. Hoa và cỏ non trải dài tít tắp đến tận lằn ranh, nơi có một rặng núi phủ tuyết trông giống như một cây kem sô cô la phủ lớp vanilla trắng. Đó cũng là nơi giao nhau giữa bờ thung lũng và vịnh fjord. Lấp ló ở phía bên kia của fjord cũng là một đảo hoa vàng rực lấm chấm những mảng tím và phớt hồng. Trên đảo, một vài nông trang màu đỏ lẻ loi trong cảnh hoàng hôn. Sự hiện diện của con người thật là lặng lẽ và nhỏ nhoi trong cái thung lũng mê hồn này.

Chuẩn bị bữa ăn vào lúc 8h tối trong một khung cảnh huy hoàng như thế không phải đời người nào cũng có dịp. Nói là tối, nhưng ánh sáng vẫn còn rõ như ban ngày. Gặp lúc cái bụng đang réo sôi, tôi cứ tưởng ngọn núi đối mặt như một cái chả đùm khổng lồ. Bởi đó là vào cuối tháng năm, tuyết trên núi bắt đầu tan xuống chân núi trông như một cái bánh pa tê phủ lớp mỡ chài trắng. Dãy núi phía sau nhiều tầng hơn, dần che lấp ánh hoàng hôn đỏ rực. Mặt trời dường như cũng cô quạnh giữa vùng trời nước sóng sánh. Lúc chúng tôi mới đến tầm 6h chiều, mặt hồ còn phẳng lặng như gương, phản chiếu những ngọn đồi đầy thông già dọc hai bên. Nhưng vào lúc này, nếu kết hợp hai nền trời và nước lại với nhau thì con người không thể định vị nổi cái ranh giới mỏng manh giữa thực vào ảo. Đâu là cảnh thực, đâu là cảnh phản chiếu? Tôi đưa tay dụi mắt mấy lần, cố nhìn vào cái mặt nước trung tuyến. Nhưng ô hay, đảo hoa vàng phía bên kia fjord đã biến mất, thay vào đó là hai bàn tay ai đang chắp vào nhau nguyện cầu với thượng đế. Gió bắt đầu lên, đưa những cơn sóng tiếp nối nhau vỗ vào vách đá. Tiếng rì rầm, thầm thì như lời cầu nguyện đang được thiên nhiên tươi đẹp lắng nghe. Nhắm mắt lại, tôi nghĩ mình đang mơ.

Oslo ngày 05 tháng 06 năm 2014


Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Giọt đắng sáng tạo và "sự đơn độc"?

Mình về Việt Nam chưa lâu, nhưng đã bắt đầu nghiện cái pin cà phê. Phải nói cà phê pha theo kiểu mình ngon thiệt. Mặc dù đơn giản, hiệu quả đạt được lại chẳng tầm thường chút nào. Cứ nước sôi, sữa, cà phê, 30 giây, xong. Ngồi đấy thong thả mà ngắm từng giọt, từng giọt đắng nhỏ xuống cuộc đời béo ngậy bên dưới. Rồi lấy cái muỗng khoắng một lớp nâu mịn màn sau khi liếc qua mấy cái tít lớn trên báo. Khi uống thì cho thêm đá cũng được, còn không cũng chẳng sao, dễ tính ra phết!

 Thế mà trên báo lại có bài làm cụt hứng cái thú cà phê sữa đá sáng nay của mình. Để coi, tác giả đang sống ở Pháp, vậy mà dám cả gan tiên báo là cái thú vui cà phê đơn giản, khoái khẩu của hàng triệu dân Việt sẽ sớm kết thúc. Rồi đến cả bóng gió dân mình sẽ sớm đi theo những giá trị ảo, cổ súy cái bóng của người khổng lồ Starbucks nữa chứ. Có ở Việt Nam ngồi vỉa hè với ghế nhựa đâu mà thấy được sức mạnh của những Thu Trang, Nam Nguyên, Trung Nguyên...?

Có nên tự tôn những giá trị dân tộc? Nghe mà đao to búa lớn. Thử hỏi một bác xe ôm, đi dép cùn, tay xạm đen vì nắng, có muốn bước chân vào quán lung linh, ngồi ghế bành, với tay đến cái cốc trắng tinh của gã khổng lồ không? Cứ lạm phát, kinh kế khủng hoảng, giá vàng, giá điện, giá xăng, giá thịt tăng vùn vụt thì còn lâu nước Việt mới có một tầng lớp ở giữa "middle class", trèo lên không xong và tụt xuống cũng chẳng vừa để mà "đầu hàng" những giá trị ảo.

Đà Nẵng ngày 02 tháng 02 năm 2013

Xem: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/02/130201_trungnguyen_starbucks.shtml

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

SAY

Mở mắt, đầu chếch choáng, người ê ẩm... Quái! Mình đã làm gì nhỉ?... Ôi, sao mà mỏi thế! Muốn nhấc đầu dậy... Ơ hay, mắt vẫn nhắm à? Mình đang mơ chăng? Đang thấy mình nhỏm người dậy kia mà?... Một tiếng đồng hồ đã trôi qua từ lúc lơ mơ tỉnh giấc, nhanh thế! Vẫn chưa thể nào ngồi dậy để ra khỏi giường và thầm than trong bụng. Mình đã qua cái tuổi của hai mươi từ lúc nào nhỉ!

Có phải từ cái lúc mình cân nhắc từng ly, chút chút, thôi đủ rồi mà. Vậy mà vẫn cứ ly này qua ly khác. Mà lạ, càng hết ly thì đầu óc của mình càng tỉnh ra, thông thoáng, chữ nào chữ nấy cứ thi nhau nhảy vào chỗ của nó cho mỗi ngăn ngôn ngữ trong đầu. Ấy chà, anh chàng này người Mỹ, ồn ào hết sức. Mà mình đâu có kém, nói như át cả tiếng nhạc loa thùng ngay kế bên. Chị này người Na Uy, liếc qua ly chị, thấy đã gần cạn. A lê hấp, không có vấn đề gì để hỏi nhưng câu khó chịu cả? Càng tốt nếu nói bằng tiếng của chị. Chị làm hành chính ở đại học à, chương trình cho sinh viên ở Oslo có gì mới không? Tôi không hài lòng với cách bị phân biệt đối xử giữa các trường ngoại ô với trường trung tâm thành phố đâu nhé. Tôi không thể mượn sách trực tiếp nếu không có thẻ sinh viên của trường trung tâm... Có vẻ nóng nhỉ, ra ngoài lấy chút không khí tươi đêm. Mà mọi người đang hút thuốc bên ngoài thì phải. Đồng chí chồng đây rồi, thôi thì thập cẩm Việt-Hòa nhé. Đợi đấy, khi nào em giải quyết xong khóa học tiếng của anh...

Có phải từ lúc mình giật mình nhận ra cái sức khỏe căng tràn mạnh mẽ dần dần nói lời tạm biệt nhé sau những buổi họp mặt tưng bừng. Để rồi thách thức bảo mày chưa thể nào rời bỏ ta được đâu, hai mươi ạ. Bằng cách thức ngày càng khuya này, nồng độ của thứ chất lỏng cay xè cổ họng phải ngày càng tăng này, bằng những cuộc đua tranh thủ thời gian để chơi, để đi, để gặp này. Chào nhé, những miền đất mới, ta sẽ gặp chúng mày trong những ngày gần, để lưu dấu những ngày cuối sắp ra đi của tuổi hăm. Để rồi khi nhìn ngạo nghễ cái tuổi băm, ta vẫn là ta với những đánh đổi mới. Con người ta lúc nào mà chẳng phải đổi thay. Cái mới được khoác lên, cái cũ được thay thế, nào, cụng ly thôi...

Có phải từ lúc mình nhận ra cái vẻ mặt muôn màu của cuộc sống và vẫn chẳng thể nào nhắm mắt lơ đi cái nét cay nghiệt cứ rành rành ra đó của nó. Nếu cố gắng, mày sẽ là một cái gì đó trong cuộc đời. Nhưng mày sẽ chẳng bao giờ là 1% số ít mà được ăn trên ngồi đầu hoặc để bổng lộc tự đến cả. Phải ác một chút, chịu móc ngoặc đi, bán rẻ lòng tự trọng tí xíu, hoặc khoác áo nhiều màu mà đi đêm. Không thì mày cứ tha hồ mà ngồi gõ máy tính ở văn phòng, hoặc ở quê cày ruộng đến gù lưng nhé. Cơm, áo, gạo, tiền, làm sao mà rút chân ra khỏi cái sự bình thường, ha...ha...

Oslo ngày 22 tháng 7 năm 2012




  







Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Yêu quê hương và sự im lặng

Cộng đồng người Việt ở Na Uy có khoảng hơn 20,000 người. Nếu tính so với dân số của nước này là 5 triệu người, thì vào khoảng 0,4 %. Nếu so với dân số nước mình, thì chỉ còn khoảng 0,022 %. Với con số nhỏ như thế, chắc ai cũng chặc lưỡi hỏi chị Đá, thế ở Oslo có gặp nhiều người Việt mình không. Dạ xin thưa, không những có mà còn rất nhiều nữa. Rồi lại hỏi, gặp người Việt mình có thấy vui không? Dạ xin thưa, không những vui mà còn rất buồn nữa ạ!

Ủa, sao kỳ vậy? Vui ở đây là mình gặp họ, mình nói tiếng Việt với họ, mình thấy vui vì cũng có người mình ở cái xứ lạnh giá này. Rồi có người Việt thì mới có món ăn Việt, mới có nước mắm, tôm chua ở cửa hàng để lâu lâu buồn miệng, ngồi nhớ món ngon quê nhà thì lại thong dong ra những cửa hàng Á châu kiếm hương liệu về nấu nấu, nướng nướng cho ra hương vị quê mình. Buồn ở đây là sự thờ ơ ẩn giấu sau những nụ cười kiểu cách, nhe răng nhưng chẳng có chút thân thiện nào, mỗi lần xuống phố nhận ra nhau là người Việt. Vì ai cũng hiểu, đối diện với mình là một người Việt, mà đã là người Việt ở Oslo thì ôi thôi, sông sâu khó dò. Chỉ có sự im lặng lấp trống khoảng sâu xa xăm...

Một tuần làm việc ở một cửa hàng có cái tên cũng rất Việt Nam "Viet - Thai Mat", chị Đá mới có dịp được hiểu một phần cái sự im lặng đầy ẩn ý đó. Nếu có ai thắc mắc về cái tên, thì xin thưa ''mat" đây là tiếng bản xứ ý chỉ "food", ra tiếng Việt mình thì có nghĩa là "thức ăn". Vậy nếu ở Việt Nam mình có thức ăn con Cò, thì ở đây cũng có thức ăn Việt-Thái. Cửa hàng chỉ có một chủ cửa hàng người Việt kiêm thu ngân và một anh nhân viên chính thức kiêm nhiệm nhiều thứ, cũng là người Việt. Để tiết kiệm và để công việc được trôi chảy, chủ cửa hàng thường xuyên mướn thu ngân theo giờ, là những chị nội trợ ở Oslo này. Khi mướn người như vậy, chủ hàng không những trốn được thuế, mà còn có cơ hội để sử dụng lao động không có bất cứ ràng buộc hay sức ép gì từ phía chính phủ về nghĩa vụ đối với lao động như ngày lễ lạt, nghỉ đau ốm hay bảo hiểm y tế. Thế là những người nội trợ nhẹ dạ cả tin cứ tưởng mình không phải trả mấy đồng tiền thuế cho chính phủ mà không ngờ mình bị bóc lột sức lao động một cách bất hợp pháp. Chẳng hạn như phải làm thêm giờ mà không được trả tiền vượt giờ, hoặc bị trừ tiền nghỉ ăn trưa vào tổng số tiền lương cuối kỳ nhận được, trong khi có qui định là lao động được nghỉ nửa tiếng đồng hồ để ăn trưa và người sử dụng lao động phải trả lương cho cả thời gian này. Lương tối thiểu ngầm hiểu, không theo luật định, ở khu vực Oslo là 90 Kr. một giờ (trước khi trừ thuế). Mình đã chấp nhận làm mức lương đó với điều kiện chị chủ cửa hàng phải đóng thuế cho mình. Chị ấy cứ lần lữa ký hợp đồng với mình (có hợp đồng mình mới có thể đóng thuế được), cứ nói để tháng sau rồi chị ký. Mình chờ mãi nóng ruột nên muốn nghỉ. Thế là chị ấy chỉ trả cho mình 60 Kr. một giờ cho thời gian đã làm, bảo chị phải đóng thuế 23 % cho em nữa (từ mức 90 Kr. đã hứa ban đầu). Nhưng chị lấy đâu ra hợp đồng lao động để đóng thuế cho em?

Tự hỏi khi nhận ra mình bị bóc lột sức lao động như vậy, sao không đi đến đồn cảnh sát địa phương mà báo cáo, lại để đến một năm sau mới đăng bài viết này? Chiều nay ngồi ngẫm nghĩ nghiệm ra được một điều: mình không đủ can đảm để làm điều đó! Cũng như mình không có đủ can đảm để nói thẳng với những chị bạn thân ở đây là các chị đang bị bóc lột bởi chính đồng hương của mình. Cách tốt nhất để được nhận một mức lương xứng đáng hơn (chứ không phải là bán sức lao động khi còn trẻ để có tiền dưỡng bệnh khi về già) là hành động tập thể: từ chối không làm việc nếu chủ không đóng thuế cho mình. Khổ nỗi, nếu từ chối thì lấy đâu ra tiền đi chợ vào cuối tuần, lấy đâu ra tiền thuốc bổ cho mẹ già ở quê, lấy đâu ra tiền nhà trẻ để gởi con ngoài giờ ở trường...? Vả lại mình không làm thì có ngay người khác thế chỗ ngay. Dân lao động thời vụ kinh niên ở Ba Lan, Estonia và những nơi khác mới bộc phát như Tây Ban Nha, Ý... đổ về cái thành phố nhỏ bé này thiếu gì. Đó là chưa kể đến những đồng hương vừa qua thăm bà con vừa đi làm chui. Vì thế mà mình không thể cất lên được lời nào, cứ lặng lẽ, lặng lẽ từ chối những mối giới thiệu làm thêm vào dịp hè. Dù mình biết rằng các anh, các chị lo cho tình hình tài chính đi vay để học của mình. Ngẫm nghĩ ra, hệ thống kiểm soát luật định ở nước nào cũng có kẻ hở cả. Đáng trách là một số người, với cái mộng luôn muốn vươn lên để trở thành tiểu chủ, lúc nào cũng có thể tìm ra được những kẻ hở đó để bóc lột chính đồng hương của mình. Phải chi được như người Nhật, hay cả người Hoa, thỉnh thoảng có những hiệp hội, hội quán để bảo trợ và bảo vệ đồng hương thì tình hình có thể được cải thiện phần nào.

Nói là để tâm sự vậy thôi, vì chủ đề này khó có thể có lời kết. Mình vẫn rất vui khi đã dần xây dựng được một số tình bạn và tình chị em ở nơi xa xứ. Lâu lâu có dịp lại tụ tập cuốn bánh tráng và tám chuyện tới bến. Còn thì em vẫn yêu quê hương lắm lắm!

Oslo ngày 11 tháng 07 năm 2012